Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Top 3 doanh nhân làm tỷ phú ở Việt Nam 2018

   Ông Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân người Việt Nam được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 07 tháng 03 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó
    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại thành phố Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của hãng VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank.
    Ông Trịnh Văn Quyết ( sinh ngày 27/11/1975 ), là một doanh nhân người Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, được xem là tỷ phú đô la Mỹ thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 27 tháng 10 năm 2016 với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD


   Năm 2017 khép lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup giữ vững ngôi vị người giàu nhất trên sàn chứng khoán với tổng tài sản 119.156 tỷ đồng, tăng 88,749% so với năm 2016.
Tính đến ngày 18/01/2018, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng thông qua việc sở hữu cổ phiếu VIC đã lên đến 130.100 tỷ đồng, tương đương 5,737 tỷ USD. Như vậy, chỉ sau 18 ngày kể từ đầu năm 2018, tài sản của ông Vượng đã tăng 10.900 tỷ đồng, tương đương 9% khi giá cổ phiếu VIC tăng với giá trị tương ứng.
   Chủ tịch Vingroup hiện đang sở hữu 1.541.476.532 cổ phiếu VIC, giá hiện tại 84.400 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông sở hữu trực tiếp 723.969.134 cổ phiếu, và sở hữu gián tiếp 817.507.398 cổ phiếu thông qua việc sở hữu 93% cổ phần của CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.
Xem thêm : máy đếm tiền giá rẻ tại Việt Nam


   Trong khi đó, người giàu thứ 2 trong danh sách này vẫn là tỷ phú Trịnh Văn Quyết  - Chủ tịch HĐQT của hai công ty đang niêm yết trên sàn là CTCP Tập đoàn FLC (FLC) và CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) – Nếu như kết thúc năm 2017 tài sản của ông Quyết tăng 21% giúp ông có được khối tài sản trị giá 58.851 tỷ đồng thì sau 18 ngày của năm nay, tài sản của ông Quyết đã giảm 8,3% khi còn 53.945 tỷ đồng (2,37 tỷ USD).
   Ông Trịnh Văn Quyết hiện đang sở hữu 2.630.000 cổ phiếu ART của CTCK Artex ( giá hiện tại 11.500 đồng/cổ phiếu ); 135.187.150 cổ phiếu FLC ( giá hiện tại 7.000 đồng/cổ phiếu );  và đặc biệt là  318.514.630 cổ phiếu ROS với mức giá hiện tại lên đến 166.300 đồng/cổ phiêu.
   Lý do chính khiến tài sản cổ phiếu của ông Quyết bị hao hụt là việc cổ phiếu ROS giảm mạnh từ 181.700 đồng/cổ phiếu xuống còn 166.300 đồng/cổ phiếu sau 18 ngày đầu tiên của năm 2018.
Xem thêm : hướng dẫn sử dụng máy đếm tiền cơ bản nhất


Tỷ phú đứng thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch HDBank, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ CTCP Hàng không Vietjet, Chủ tịch CTCP Sovico.
   Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu 35.961.580 cổ phiếu HDBank, 39.559.095 cổ phiếu VJC qua hình thức trực tiếp, và gián tiếp sở hữu 128.950.134 cổ phiếu VJC thông qua sở hữu 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.
   Với mức giá cổ phiếu tính đến ngày 18/1, tổng giá trị cổ phiếu bà Thảo đang nắm giữ là 29.201 tỷ đồng (1,28 tỷ USD). So với cuối năm 2017, giá trị cổ phiếu của doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng 2.900 tỷ đồng (11%). Đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng này là cổ phiếu VJC với mức tăng 17.100 đồng mỗi cổ phiếu từ đầu năm đến nay.
   Trong danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, 3 cá nhân kể trên được mệnh danh là Tỷ phú đô la với khối tài sản đạt trên 1 tỷ USD. Ngoài ra còn, Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cũng đang dần áp sát danh xưng này khi giá trị cổ phiếu HPG do ông nắm giữ hiện đang là 21.367 tỷ đồng ( 942 triệu USD ), tăng 19,53% so với thời điểm cuối năm 2017.
   Cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có ông Trần Đình Long mới có khả năng gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô”, bởi xếp sau ông trong danh sách các tỷ phú là những người có khoảng cách khá xa về giá trị tài sản. Cụ thể, tỷ phú Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone đứng thứ năm ( 13.712 tỷ đồng ); Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland ( 11.351 tỷ đồng ); và Phạm Thu Hương, vợ của ông Phạm Nhật Vượng ( 10.487 tỷ đồng ).
Tổng quan thiết bị về tài chính có thể xem thêm tại : http://maydemtienhanoi.com
   Đáng chú ý, đã có sự hoán đổi vị trí trong tốp dẫn đầu so với cuối năm 2017. Đó là sự hoán đổi vị trí giữa ông Bùi Thành Nhơn và bà Phạm Thu Hương. Trước đó, bà Hương đứng ở vị trí thứ 6 còn ông Nhơn đứng ở vị trí thứ 7.

Tin tức từ Thời báo kinh tế Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét